Vảy nến móng tay là bệnh gì?
Hiểu một cách đơn giản, vảy nến móng tay là vảy nến phát triển trên móng tay, móng chân, gây biến dạng móng và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Vảy nến móng tay làm biến dạng móng nghiêm trọng
Dấu hiệu vảy nến móng tay là gì?
Nhận biết các dấu hiệu vảy nến móng tay không khó nếu bạn quan sát và nhận ra sự khác biệt về màu sắc và hình dạng móng. Một số biểu hiện của bệnh vảy nến trên móng tay, bao gồm:- Thay đổi màu của móng: Móng tay của bạn có thể chuyển sang màu xanh lục, vàng hoặc nâu. Bề mặt móng cũng có thể có những đốm nhỏ màu đỏ hoặc trắng.
- Bị rạn nứt hoặc xuất hiện các đường rãnh hay rỗ nhỏ trên bề mặt móng tay.
Triệu chứng vảy nến móng tay đặc trưng
- Móng tay của bạn có thể bị nới lỏng hoặc tách ra khỏi lớp móng tay.
Một số thay đổi về móng có thể khiến bạn khó di chuyển ngón tay và ngón chân. Bạn cũng có thể bị đau ở móng tay. Điều này khiến bạn gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay
Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh vảy nến sẽ giúp bạn có phương pháp ngăn ngừa và điều trị vảy nến hiệu quả. Một số nguyên nhân và yếu tố kích hoạt vảy nến, bao gồm:Sự rối loạn hệ thống miễn dịch
Thông thường, hệ thống miễn dịch hoạt động như một lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, bằng cách phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn,… Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, suy yếu, các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch sẽ nhận diện nhầm và tấn công những tế bào biểu bì da của cơ thể. Sự hoạt động quá mức này của hệ miễn dịch tạo ra tình trạng viêm bên trong cơ thể, đó là nguyên nhân gây ra triệu chứng vảy nến trên da.Thông thường, tế bào da mất khoảng 28 – 30 ngày để sinh ra, chết đi, được đẩy lên bề mặt và rơi ra ngoài cơ thể. Nhưng khi bạn bị vảy nến, quá trình này bị đẩy nhanh gấp 10 lần, các tế bào chết sau 3 – 4 ngày, được nâng lên bề mặt và không kịp rơi ra ngoài cơ thể. Chúng tích tụ và gây nên những mảng tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng và ngứa ngáy bên trên bề mặt da.
Stress kéo dài gây suy yếu hệ miễn dịch, kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Ngoài nguyên nhân do sự suy yếu của hệ miễn dịch như trên, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng khả năng bị vảy nến. Chúng bao gồm:- Yếu tố di truyền: Vảy nến là bệnh có yếu tố di truyền. 1/3 người bệnh vảy nến nói rằng, họ có họ hàng cũng mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 10% dân số mang một hoặc nhiều gen bệnh vảy nến, nhưng chỉ có 2 - 3% phát triển căn bệnh này.
- Tổn thương da: Một vết cắt, vết xước, vết cắn, nhiễm trùng, vết cháy nắng hoặc gãi quá nhiều cũng có thể kích hoạt bùng phát vảy nến.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng Strep (viêm họng liên cầu khuẩn) có liên quan với bệnh vảy nến thể giọt. Trẻ em thường sẽ bị viêm họng liên cầu khuẩn trước khi bùng phát vảy nến. Đau tai, viêm phế quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi cũng có thể gây ra các vấn đề về da của bạn.
- Bị nhiễm HIV: Bệnh vảy nến thường tồi tệ hơn ở giai đoạn đầu của HIV nhưng sau đó, bệnh được cải thiện khi bạn áp dụng một số phương pháp điều trị.
- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm cho bệnh vảy nến tồi tệ hơn, bao gồm:
+ Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần khác
+ Thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
+ Thuốc chống sốt rét
+ Thuốc điều trị viêm
- Căng thẳng, stress kéo dài: Các nhà khoa học cho rằng, hệ thống miễn dịch của bạn có thể đáp ứng với những áp lực về tinh thần và cảm xúc giống như cách nó gây ra các vấn đề về thể chất như chấn thương, nhiễm trùng.
- Trọng lượng: Những người béo phì thường phát triển vảy nến trên nếp nhăn và nếp gấp da.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc thường xuyên có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vảy nến so với người không hút thuốc. Nếu có tiền sử gia đình mắc vảy nến, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao gấp 9 lần người khác. Hút thuốc cũng làm cho việc điều trị bệnh vảy nến trở nên khó khăn mà mất nhiều thời gian hơn.
- Uống nhiều rượu: Những người uống rượu thường xuyên có nguy cơ bị vảy nến cao hơn, đặc biệt là ở đàn ông trẻ tuổi. Rượu có thể làm cho hiệu quả điều trị kém đi.
- Thay đổi nội tiết tố: Bệnh thường xuất hiện hoặc bùng phát trong tuổi dậy thì. Thời kỳ mãn kinh cũng có thể kích hoạt nó. Triệu chứng bệnh vảy nến của phụ nữ mang thai có thể trở nên tốt hơn hoặc thậm chí biến mất trong thai kỳ nhưng sau khi sinh em bé, nhiều người lại bị bùng phát vảy nến trở lại.
Điều trị vảy nến móng tay hiệu quả nên dùng cách nào?
Nếu không điều trị vảy nến móng tay sớm, các móng tay, chân có thể bị biến dạng và dẫn đến một số biến chứng về khớp, tim mạch,… Chính vì thế, hãy điều trị sớm vảy nến bằng một số cách sau đây:Biện pháp bảo vệ móng tay
- Trong khi bạn dùng thuốc điều trị vảy nến móng tay, hãy chú ý bảo vệ móng của bạn ở nhà.- Cắt ngắn móng tay để chúng không bị gãy, xước.
- Đeo găng tay mỗi khi bạn làm việc để bảo vệ móng tay khỏi bị thương.
- Đeo găng tay cao su khi bạn rửa chén để bảo vệ móng tay khỏi xà phòng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm trên móng tay, lớp biểu bì da của bạn, da chết ở chân ngón tay của bạn. Điều này có thể giúp ngăn ngừa móng bị nứt và giòn.
Dưỡng ẩm móng giúp cải thiện triệu chứng vảy nến móng tay
Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên
Từ lâu, ông cha ta đã sử dụng các thảo dược để chữa bệnh vảy nến an toàn, hiệu quả. Cách điều trị vảy nến này mang lại nhiều tác dụng tích cực trong việc cải thiện triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của vảy nến. Tuy nhiên, ngày nay, người bệnh không có nhiều thời gian để sắc thuốc uống hoặc đun nước tắm. Ngoài ra, việc điều trị bệnh vảy nến chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ước lượng chứ không có định lượng chính xác. Bởi vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phối hợp các thảo dược với liều lượng chính xác, cụ thể, mang lại cho người bệnh phương pháp trị bệnh vảy nến từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả toàn diện và không gây tác dụng phụ. Trong dòng sản phẩm thảo dược thiên nhiên, Kim Miễn Khang và Explaq là 2 sản phẩm được đánh giá cao nhất.Kim Miễn Khang có thành phần là các thảo dược giúp chống oxy hóa, chống viêm, chống tự miễn như cây sói rừng (thành phần chính), thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá có tác dụng điều hòa năng lượng tế bào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn nói chung và bệnh vảy nến nói riêng. Sử dụng Kim Miễn Khang kiên trì 3 – 6 tháng, bạn sẽ không phải lo lắng bệnh vảy nến tái phát.
Kim Miễn Khang giúp cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến hiệu quả
Kem Explaq cải thiện triệu chứng vảy nến hiệu quả
Xem thêm: Cách chữa vảy nến bằng thảo dược an toàn, hiệu quả
Bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến móng tay. Đừng quên áp dụng lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq hàng ngày để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh vảy nến cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq, bạn vui lòng gọi hotline 0916 757 545 / 0916 755 060 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107.
Nguyễn Hà
Tham khảo cách chữa vảy nến hiệu quả, thành công
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) bị vảy nến 20 năm. May mắn nhờ biết đến Kim Miễn Khang và Explaq, bà đã kiên trì sử dụng và chữa vảy nến hiệu quả.
Bà Bình đã sạch vảy nến nhờ sử dụng Kim Miễn Khang và Explaq
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét