Bệnh vẩy nến da đầu là một dạng của bệnh vảy nến
thể thông thường. Đây là một bệnh da mạn tính, thường gặp và tiến triển theo
từng đợt, dai dẳng suốt đời.
1. 70-80% bệnh nhân vẩy nến có thương tổn ở da đầu
Bệnh vẩy nến chiếm 5% dân số Châu Âu, 2% dân số Châu Á và Châu
Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Bệnh
lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm
lý và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em.
Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa. Tỷ lệ bệnh nhân vẩy nến có
thương tổn ở da đầu chiếm từ 70% – 80% trường hợp.
2. Biểu hiện của bệnh vẩy nến da đầu – Có thể bạn chưa biết?
Chẩn đoán vẩy nến ở da đầu thường dễ khi thương tổn điển hình hoặc
thấy có kèm theo thương tổn vẩy nến ở vị trí khác. Những trường hợp thương tổn
mới xuất hiện, chỉ khu trú ở da đầu, giới hạn của thương tổn không rõ với da
lành thì khó chẩn đoán xác định, dễ nhầm với bệnh chàm da mỡ, nấm da, cần phải
làm sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
Da đầu là vị trí xuất hiện thương tổn sớm (khoảng 70% trường hợp)
và thường bị tổn thương ở bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. Vùng da đầu cũng chỉ là
một trong những vị trí xuất hiện của thương tổn vẩy nến. Thương tổn vẩy nến ở
da đầu thường có khuynh hướng lan ra phía trước, ở trán tạo thành hình móng
ngựa. Những trường hợp nặng, thương tổn lan rộng khắp da đầu và vẩy da có thể
bao phủ toàn bộ da đầu. Tóc ở thương tổn vẩy nến vẫn mọc bình thường, xuyên qua
các lớp vẩy da kể cả những trường hợp bệnh nặng.
Thương tổn vẩy nến ở da đầu có những đặc điểm chung giống như
những thương tổn vẩy nến ở vùng da nhẵn. Đó là những mảng dát đỏ giới hạn rõ
với da lành, trên phủ nhiều vẩy damàu trắng ngà dễ bong. Tuy nhiên, do da đầu
có những đặc điểm riêng là vùng da mỡ, có tóc, hở ra ngoài, dễ nhạy cảm và dễ
bị kích thích. Nên, thương tổn vẩy nến ở da đầu thường tồn tại dai dẳng hơn,
vẩy da được giữ lại lâu hơn tạo thành lớp dày gây ngứa, gây mất thẩm mỹ, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
3. Hé lộ nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến da đầu
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ
thể gây ra bệnh là gì. Tuy nhiên, người bệnh vẩy nến da đầu thường do một số
yếu tố sau đây:
Bệnh vẩy nến da đầu gây nhiều thương tổn trên da
- Do da đầu là vị trí trên cơ thể phải tiếp xúc nhiều với các yếu
tố bên ngoài, nên rất dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh, và rất nhạy cảm
với một số chất.
- Các vi khuẩn cũng như các yếu tố gây hại xâm nhập vào hệ miễn
dịch và gây bệnh.
- Do di truyền: Theo thống kê cho thấy, có đến 45% trường hợp mắc
bệnh vảy nến da đầu do sự di truyền từ bố mẹ sang con của họ.
- Do yếu tố tâm lý: Người luôn cảm thấy tự ti, bị stress nặng, do
công việc cuộc sống căng thẳng, tâm lý không ổn định, lo lắng và hay xấu hổ,
ngượng ngùng.
- Do ánh sáng mặt trời, tia cực tím trực tiếp tác động vào da đầu
và gây bệnh.
- Nhiều người khi mắc bệnh vẩy nến da đầu ở mức nhẹ đã chủ quan và
tự sử dụng thuốc theo ý mình, và dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất
sứ và khiến cho bệnh nặng hơn.
4. Bạn có biết cách chăm sóc người bệnh vẩy nến da đầu?
Để
đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh vẩy nến da đầu thì người bệnh
cần phải kết hợp và tuân thủ theo một số cách chăm sóc người bệnh sau đây:
-
Thường xuyên sử dụng thuốc bôi lẫn thuốc uống để điều trị bệnh theo đúng liều
lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
-
Vệ sinh sạch sẽ da đầu cũng như các bộ phận thường tiếp xúc với da đầu như tay.
-
Thay đổi chế độ ăn uống cho hợp lý và lành mạnh hơn, và lối sống văn minh.
-
Tuyệt đối không được gãi ngứa triền miên nhằm tránh cho da đầu bị tróc vảy, lở
loét và nhiễm khuẩn nặng.
-
Tránh bị căng thẳng thần kinh, lo âu, stress mạnh.
-
Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ và cơ địa của mỗi người mà người bệnh được
điều trị bệnh theo những cách khác nhau.
5. Kem thảo dược Explaq giúp cải thiện bệnh vẩy nến da đầu an toàn, hiệu quả
Kem bôi ngoài da Explaq
Tại Việt Nam, các chuyên gia vẫn đang tích cực tìm kiếm phương
pháp điều trị mới, đặc biệt là tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú
sẵn có. Trong đó, chitosan là một chất tinh chế từ vỏ các loài giáp xác (tôm,
cua) đã được các nhà khoa học lưu tâm.
Năm 2013, tại nước ta, chitosan đã được ứng dụng vào thực tế, kết
hợp với một số thảo dược quý khác như ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi… tạo ra kem
bôi ngoài da Explaq cho hiệu quả rất tốt với người bị vẩy da nói chung và vẩy
nến nói riêng. Loại kem thảo dược này có ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da
bị bệnh, giúp chống viêm, giảm sưng đỏ, tẩy sạch vẩy, tiêu trừ triệu chứng ngứa
ngáy, đem lại làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn cho người mắc vẩy nến da dầu.
Bà Nguyễn Thị Kim Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) là
một trong rất nhiều người đã dùng kem bôi thảo dược có thành phần chính từ
chitosan để loại bỏ vẩy nến đạt hiệu quả tốt. Bà Bình không ngần ngại chia sẻ
bí quyết cho mọi người, với mong muốn, ai bị vẩy nến đều kết thúc có hậu như
bà. Bạn có thể theo dõi bí quyết của bà Bình trong video dưới đây:
Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao, chính bởi những hiệu
quả của mình, Explaq đã được người tiêu dùng tin tưởng bình chọn trong các giải
thưởng như: "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu
dùng" do Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực – Thực phẩm Việt Nam trao
tặng (2014-2017), "Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em"
do người tiêu dùng, độc giả báo Lao động và Xã hội bình chọn (2016, 2017).
Để tăng cường hiệu quả của các loại thuốc điều trị, cũng như các
sản phẩm kem bôi thảo dược Explaq, người bị vẩy nến cũng cần chú ý lựa chọn chế
độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc
lá… và duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, thư giãn, giải
trí để cơ thể không bị “cưỡng ép” bùng phát vẩy nến.
Mỹ Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét