Lupus ban đỏ hệ thống là thể nặng
của bệnh lupus, gây ảnh hưởng trên nhiều cơ quan, tổ chức. Những thuốc
thường được sử dụng đó là: NSAIDs, corticosteroid, thuốc ức chế miễn
dịch.
Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng
đến nhiều cơ quan
Lupus ban đỏ hệ thống có triệu chứng điển hình là tổn thương dát đỏ trên
mặt ở khu vực má và mũi tạo hình cánh bướm rất đặc trưng. Bệnh
nhân cũng có triệu chứng đau ngực khi hít thở sâu, mệt mỏi, sốt không
rõ nguyên nhân, rụng tóc, loét miệng, da tăng nhạy cảm với ánh nắng
mặt trời, bệnh nhân cũng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Bệnh còn có
thể gây ảnh hưởng trên nhiều cơ quan, tổ chức:
- Não
và hệ thần kinh: gây đau đầu, tê, ngứa ran, co giật,…
- Tiêu
hóa: gây đau bụng, buồn nôn, nôn.
- Tim
mạch: gây loạn nhịp tim.
- Phổi:
gây ho ra máu, khó thở.
- Thận:
gây phù chân, tăng cân.
Có một số nhóm thuốc chung cho
bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
Các thuốc thường sử dụng trong
điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Hiện
tại chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Mục
tiêu điều trị với những bệnh nhân này chỉ là kiểm soát triệu chứng.
Với những biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan tim, phổi, thận… sẽ
được điều trị tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Nhìn chung, những
thuốc hay được dùng cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống thường là:
- Thuốc
chống viêm không steroid (NSAIDs): có tác dụng giảm đau, giảm viêm,
thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân bị đau cơ, khớp do bệnh
lupus ban đỏ. Các thuốc thường được dùng là: Ibuprofen, Naproxen,
Diclofenac. Các NSAIDs không thích hợp để sử dụng cho bệnh nhân có vấn
đề hoặc tiền sử bệnh về dạ dày, gan, thận. Vì vậy, chỉ dùng các
thuốc này theo chỉ định của bác sĩ.
- Các
corticoisteroid toàn thân: Giúp giảm viêm nhanh, hiệu quả trong điều trị
triệu chứng của bệnh lupus. Nhưng thuốc này chỉ được chỉ định nếu tình
trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Thuốc có những tác dụng phụ như gây
loãng xương, làm mỏng da, giữ nước, tăng huyết áp. Vì vậy, mặc dù
rất có hiệu quả nhưng những thuốc này chỉ được dùng theo hướng dẫn
của bác sĩ và phải theo dõi các tác dụng không mong muốn
- Thuốc ức chế miễn dịch: giúp cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách ức chế hệ miễn dịch, tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Các thuốc thường được sử dụng là azathioprine, methotrexat, mycophenolate… Các thuốc này cũng có thể được phối hợp với corticosteroid và có thể giúp giảm liều corticosteroid khi dùng phối hợp. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được chỉ định khi tình trạng bệnh nặng bởi nó có nhiều tác dụng phụ: chán ăn, nôn, tiêu chảy, sưng nướu, bầm tím, dễ chảy máu…
Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng cần chú ý:
- Thuốc ức chế miễn dịch: giúp cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách ức chế hệ miễn dịch, tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Các thuốc thường được sử dụng là azathioprine, methotrexat, mycophenolate… Các thuốc này cũng có thể được phối hợp với corticosteroid và có thể giúp giảm liều corticosteroid khi dùng phối hợp. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được chỉ định khi tình trạng bệnh nặng bởi nó có nhiều tác dụng phụ: chán ăn, nôn, tiêu chảy, sưng nướu, bầm tím, dễ chảy máu…
Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng cần chú ý:
- Mặc quần áo dài, kính râm, bôi kem chống nắng khi đi
dưới ánh nắng.
- Chăm sóc phòng ngừa các vấn đề về tim.
- Theo dõi tầm soát loãng xương.
Người
bệnh cũng có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ, giúp phục hồi và điều
hòa hệ miễn dịch của cơ thể, giảm và ngăn ngừa triệu chứng bệnh,
giảm tiến triển bệnh như sản phẩm từ thảo dược Kim Miễn Khang. Với
các thành phần thiên nhiên, Kim Miễn Khang đã được nhiều bệnh nhân
lupus sử dụng và cho hiệu quả rất tốt.
Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét